Giải phóng Pháp và hậu quả Chính_phủ_Vichy

Chính phủ Sigmaringen

Chính phủ Sigmaringen đóng trụ sở trong lâu đài cổ của thành phố.

Sau khi Paris được giải phóng ngày 25 tháng 8 năm 1944, Pétain và các bộ trưởng của mình bị các lực lượng Đức đưa sang Đức. Tại đó, Fernand de Brinon lập ra một chính phủ lưu vong tại Sigmaringen—Pétain từ chối tham gia—cho tới ngày 22 tháng 4 năm 1945. Chính phủ đã đóng trụ sở tại Lâu đài Sigmaringen, và tên gọi chính thức của nó là Phái đoàn Pháp (tiếng Pháp: Délégation française) hay Hội đồng Chính phủ Pháp cho việc Bảo vệ các Lợi ích Quốc gia (tiếng Pháp: Commission gouvernementale française pour la défense des intérêts nationaux).[63][64] Chính phủ Sigmaringen có đài phát thanh (Radio-patrie, Içi la France[64]), tờ báo (La France, Le Petit Parisien) riêng[65] và có các đại sứ quán của các quốc gia phe Trục, Đức, Italia và Nhật Bản. Dân số của nước Pháp Vichy lưu vong là khoảng 6,000 người, gồm cả những nhà báo cộng tác, tác gia nổi tiếng (Louis-Ferdinand Céline, Lucien Rebatet), các nghệ sĩ (Le Vigan) và gia đình họ cùng 500 binh sĩ, 700 người Pháp trong lực lượng SS, các tù binh chiến tranh và người Pháp bị cưỡng bức lao động.[64] Ngày 8 tháng 1 năm 1945, Jacques Doriot lập ra "Ủy ban giải phóng Pháp" (tiếng Pháp: Comité de libération française) tại Neustadt an der Weinstraße, một thời gian ngắn trước khi bị giết hại trong một cuộc ném bom của Đồng Minh.[64]

Những hành động của Chính phủ Lâm thời Pháp

Pháp Tự do, sợ rằng Đồng Minh có thể quyết định đặt Pháp dưới sự cai quản của AMGOT, cố gắng nhanh chóng thành lập Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Pháp. Hành động đầu tiên của chính phủ là lập lại chế độ cộng hòa trên khắp Mẫu quốc Pháp.

Chính phủ Lâm thời coi chính phủ Vichy là vi hiến và vì thế mọi hành động của nó đều không hợp pháp. Tất cả các quy chế, đạo luật, quy định và quyết định của chính phủ Vichy vì thế đều không có hiệu lực và không được thực hiện. Tuy nhiên, bởi sự hủy bỏ hàng loạt các quyết định của chính phủ Vichy, gồm cả nhiều quyết định có thể được áp dụng bởi các chính phủ Cộng hòa, là không thực tế, nên chính phủ lâm thời quyết định rằng việc hủy bỏ đó đã được chính phủ ghi nhận. Một số đạo luật và điều luật bị dứt khoát xóa bỏ, gồm tất cả đạo luật về hiến pháp, tất cả các đạo luật phân biệt chống người Do Thái, và tất cả các điều luật chống lại "các hội kín" (ví dụ Hội Tam Điểm), và tất cả các đạo luật lập ra các tòa án đặc biệt.[66]

Các tổ chức bán quân sự và chính trị theo đường lối hợp tác như MiliceService d'ordre légionnaire, cũng bị giải tán.[66]

Chính phủ lâm thời cũng thực hiện các bước để thay thế các chính quyền địa phương, gồm cả các tổ chức đã bị chế độ Vichy đàn áp, bằng các cuộc bầu cử mới hay bằng cách kéo dài nhiệm kỳ của những người đã được bầu không muộn hơn năm 1939.[67]

Các cuộc thanh trừng

Sau giải phóng, trong một giai đoạn ngắn nước Pháp đã rơi vào một làn sóng những vụ hành quyết những người cộng tác. Họ bị đưa tới Vélodrome d'hiver, nhà tù Fresnes hay trại giam giữ Drancy. Những phụ nữ bị nghi ngờ có quan hệ luyến ái với người Đức, hay thường thấy hơn là gái điếm đã từng tiếp các khách hàng Đức, bị lăng mạ công khai bằng cách cạo đầu. Những người đã tham gia vào chợ đen cũng bị bêu xấu là "những kẻ kiếm lợi từ chiến tranh" (profiteurs de guerre), và bị công khai gọi là "BOF" (Beurre Oeuf Fromage, hay Bơ Trứng Pho mát, bởi đó là các sản phẩm được bán với giá trên trời thời Chiếm đóng). Tuy nhiên, Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Pháp (GPRF, 1944–46) đã nhanh chóng tái lập trật tự, và đưa những người cộng tác ra trước các tòa án. Nhiều người bị kết án đã được ân xá dưới thời Đệ Tứ Cộng hòa (1946–54).

Các nhà sử học đã chia làm bốn giai đoạn khác nhau:

  • giai đoạn đầu tiên là những vụ kết án của dân chúng (épuration sauvage – trừng phạt man rợ): những vụ hành quyết không có quan tòa xét xử, và cạo đầu các phụ nữ. Những ước tính của các quận trưởng cảnh sát được thực hiện năm 1948 và 1952 cho thấy có tới 6,000 vụ hành quyết trước Giải phóng, và 4,000 vụ sau đó.
  • giai đoạn hai (épuration légale trừng phạt pháp lý), bắt đầu với các mệnh lệnh ngày 26 và 27 tháng 6 năm 1944 của Charles de Gaulle (mệnh lệnh đầu tiên của de Gaulle lập ra các Ủy ban trừng phạt ngày 18 tháng 8 năm 1943): các phán quyết cho những người hợp tác của Commissions d'épuration, đã kết tội gần 120,000 người (ví dụ Charles Maurras, lãnh đạo phái Action Française trung thành, và vì thế đã bị kết án chung thân ngày 25 tháng 1 năm1945), gồm cả 1,500 án tử hình (Joseph Darnand, lãnh đạo Milice, và Pierre Laval, lãnh đạo nhà nước Pháp, bị hành quyết sau vụ xét xử ngày 4 tháng 10 năm 1945, Robert Brasillach, bị hành quyết ngày 6 tháng 2 năm 1945, vân vân)—nhiều người trong số đó sống sót qua giai đoạn này và sau đó đã được ân xá.
  • giai đoạn ba, có khoan dung hơn với những người cộng tác (phiên tòa xử Philippe Pétain hay tác gia Louis-Ferdinand Céline).
  • cuối cùng là giai đoạn bốn với những hành động ân xá và chiếu cố (ví dụ Jean-Pierre Esteva, Xavier Vallat, người lập ra Ủy ban Chung về các Vấn đề Do Thái, René Bousquet, lãnh đạo cảnh sát Pháp, vân vân)

Các nhà sử học khác đã phân biệt các vụ trừng phạt chống các trí thức (Brasillach, Céline, vân), những nhà công nghiệp, những chiến binh (LVF, vân vân) và những nhân viên dân sự (Papon, vân vân).

Paris 1944: Những phụ nữ bị buộc tội cộng tác với Phát xít Đức bị đưa diễu trên đường phố

Philippe Pétain bị kết tội phản quốc tháng 7 năm 1945. Ông bị kết tội và kết án tử hình bằng cách bắn súng, nhưng Charles de Gaulle đã giảm án thành chung thân. Trong lực lượng cảnh sát, một số người cộng tác nhanh chóng tiếp nhận lại những trách nhiệm chính thức. Sự tiếp tục này đã bị chỉ ra,[cần dẫn nguồn] đặc biệt liên quan tới các sự kiện của vụ Thảm sát Paris năm 1961, bị hành quyết theo lệnh của lãnh đạo cảnh sát Paris Maurice Papon khi Charles de Gaulle đang là nguyên thủ quốc gia. Papon đã bị xét xử và kết án tội ác chống lại loài người năm 1998.

Các thành viên người Pháp trong Waffen-SS Sư đoàn Charlemagne sống sót sau cuộc chiến bị coi là những người phản bội. Một số chỉ huy có tên tuổi bị hành quyết, trong khi những người khác bị kết các án tù khác nhau; một số người được lựa chọn sang tham chiến tại Đông Dương (1946–54) cùng Quân đoàn Lê dương thay cho án tù.[cần dẫn nguồn]

Trong số các nghệ sĩ, có Tino Rossi bị giam tại nhà tù Fresnes, nơi, theo báo Combat, các cai ngục xin ông chữ ký. Pierre BenoitArletty cũng bị giam giữ.

Những vụ hành quyết không xét xử và các hình thức khác của "công lý nhân dân" đã bị chỉ trích mạnh mẽ ngay sau chiến tranh, với việc những người thân cận với chính phủ Pétain đưa ra những con số tới 100,000, và gọi nó là "Khủng bố đỏ", "vô chính phủ", hay "trả thù mù quáng". Tác gia và cũng là người Do Thái từng bị giam giữ Robert Aron ước tính những vụ hành quyết của dân chúng lên tới 40,000 năm 1960. Điều này đã làm de Gaulle ngạc nhiên, ông ước tính con số trong khoảng 10,000, con số này cũng được những nhà sử học thời nay chấp nhận. Xấp xỉ 9,000 vụ trong số 10,000 là những vụ hành quyết tính trong cả nước, xảy ra trong cuộc chiến đấu.[cần dẫn nguồn]

Một số người ngụ ý rằng Pháp đã không hành động đủ để phản ứng với những người cộng tác trong giai đoạn này, bằng cách chỉ ra có lựa chọn các con số, có ít những vụ hành quyết hợp pháp tại Pháp hơn nước láng giềng nhỏ là Bỉ, và có ít người bị giam giữ hơn tại Na Uy và Hà Lan.[cần dẫn nguồn] Tuy nhiên, tình hình tại Bỉ không thể đem so sánh bởi nước này vừa có chính sách hợp tác vừa muốn rút khỏi chiến tranh. Cuộc xâm lược năm 1940 đã khiến dân cư Flemish nói chung theo người Đức với hy vọng giành được sự công nhận quốc gia, và so với dân số quốc gia một tỷ lệ người Bỉ lớn hơn Pháp hợp tác với Phát xít hay tình nguyện chiến đấu cho họ;[68][69] dân Walloon trái lại lãnh đạo những vụ báo thù hàng loạt chống người Flemish sau chiến tranh, một số vụ trong đó, như vụ hành quyết Irma Swertvaeger Laplasse, vẫn còn gây tranh cãi.[70]

Tỷ lệ những người cộng tác tại Na Uy cũng cao, và sự cộng tác diễn ra ở tỷ lệ lớn tại Hà Lan (như với người Flanders) một phần dựa trên sự tương đồng ngôn ngữ và văn hóa với Đức. Tuy nhiên, những người bị giam giữ tại Na Uy và Hà Lan, chỉ trong một thời gian ngắn và thực sự không phân biệt; có một đỉnh điểm giam giữ ngắn tại các quốc gia này bởi việc giam giữ được dùng một phần cho mục đích phân loại người hợp tác và không hợp tác.[71] Na Uy chấm dứt trừng phạt với chỉ 37 người hợp tác bị hành quyết.

Những phiên tòa trong thập niên 1980

Một số người bị buộc tội ác chiến tranh đã bị xét xử, một số tới lần thứ hai, từ những năm 1980 trở về sau: Paul Touvier, Klaus Barbie, Maurice Papon, René Bousquet, lãnh đạo cảnh sát Pháp trong chiến tranh và người phó Jean Leguay (hai người cuối cùng bị buộc tội vì trách nhiệm trong vụ Vây bắt Vel' d'Hiv tháng 7 năm 1942). Một trong số người săn Phát xít, Serge và Beate Klarsfeld đã dành một số nỗ lực sau chiến tranh để đưa họ ra trước tòa án. Một số khá lớn những người hợp tác sau đó gia nhập phong trào OAS khủng bố trong Chiến tranh Algeria (1954–62). Jacques de Bernonville đã bỏ trốn tới Quebec, sau đó là Brazil. Jacques Ploncard d'Assac trở thành cố vấn cho vị độc tài António de Oliveira Salazar tại Bồ Đào Nha.

Năm 1993 cựu quan chức chế độ Vichy René Bousquet đã bị ám sát trong khi đang chờ đợi bị xét xử tại Paris sau một lời buộc tội năm 1991 vì các tội ác chống lại loài người; ông đã bị truy tố được tuyên bố trắng án và lập tức được ân xá năm 1949.[72] Năm 1994 cựu quan chức chế độ Vichy Paul Touvier (1915–1996) bị phán quyết thực hiện tội ác chống lại loài người. Maurice Papon tương tự cũng bị kết án năm 1998, được thả 3 năm sau đó vì sức khỏe kém và chết năm 2007.[73]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chính_phủ_Vichy http://www.international.gc.ca/history-histoire/wo... http://www.amazon.com/Choices-Vichy-France-French-... http://www.amazon.com/France-Years-1940-1944-Julia... http://www.amazon.com/Marianne-Chains-France-Durin... http://www.amazon.com/Vichy-France-Guard-Order-194... http://axis101.bizland.com/FlemishFeldpost.htm http://deuxiemeguerremondia.forumactif.com/t8009-l... http://www.german-foreign-policy.com/en/fulltext/5... http://books.google.com/?id=nCE_2I4vyZkC&printsec=... http://books.google.com/books?id=Q7ORlIpHKLEC&pg=P...